ĐẦU THÚ KHÁC TỰ THÚ?


"Đầu thú" là biết mình phạm tội không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện.

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 81 ngày 10-6-2002 của TAND Tối cao về phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp "tự thú" và trong trường hợp "đầu thú".

Theo đó, "Tự thú" là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.  

Còn "Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng theo hướng dẫn của TAND Tối cao thì có hai trường hợp để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội:

- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

- Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999.  



Xem những bài viết liên quan:

THUÊ LUẬT SƯ TẠI ĐÀ NẴNG

Luật sư tại Đà Nẵng: Liên hệ Công ty luật Sứ Mệnh Vàng tại Đà Nẵng, các Luật sư giỏi, uy tín tại Đà Nẵng sẽ hỗ trợ tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bạn tại thành phố Đà Nẵng&nbs...


Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết...


Tội cố ý gây thương tích theo bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt thế nào?

Thưa luật sư! Cho em hỏi: Dùng tay đánh vào mặt gây thương tích 21% thì bị kết tội như thế nào? Người này lúc đó đang say rượu. Em xin cảm ơn luật sư! Nguyễn Tấn (Đà Nẵng) Luật sư hình sự tư vấn: The...


NHẬU SAY ĐẬP PHÁ TÀI SẢN CỦA NHÀ HÀNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Rủ nhau đi nhậu. Quá chén. Cả bọn đập phá bàn ghế chén bát của nhà hàng nọ, trong đó có tôi.  Thiệt hại ước tính khoảng 2 đến 4 triệu đồng. Công an phường tạm giữ tôi từ khoảng 23 giờ tối, nh&agr...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb