LUẬT SƯ ĐÀ NẴNG TƯ VẤN: THỪA KẾ CỔ PHẦN
Cha tôi là cổ đông sáng lập nắm giữ 35% cổ phần phổ thông của một công ty cổ phần gồm có 04 thành viên sáng lập tại Việt Nam, thành lập năm 2009. Đầu năm 2013 bố tôi mất, không để lại di chúc, số cổ phần của bố tôi tại Công ty được giải quyết như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về việc thừa kế cổ phần này?
Trả lời:
Cổ phần được coi là di sản thừa kế do cổ đông để lại. Trường hợp cổ đông của công ty cổ phần chết mà không để lại di chúc thì số cổ phần này sẽ được để thừa kế cho các hàng thừa kế của cổ đông theo quy định của pháp luật thừa kế.
Luật Doanh nghiệp 2014 tại khoản 3 Điều 126 nêu: Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
Việc thừa kế cổ phiếu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và quy định tại Điều lệ Công ty.
Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông sẽ được để lại cho những hàng thừa kế sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong trường hợp bố bạn qua đời thì số cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần sẽ được chia cho đều cho hàng thừa kế thứ nhất của bố bao gồm: vợ; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Trường hợp cổ đông không có hàng thừa kế thứ nhất thì số cổ phần này của cổ đông được chia cho các hàng thừa kế tiếp theo.
Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, những người thừa kế của bố bạn nếu muốn trở thành cổ đông sáng lập của công ty phải thực hiện thủ tục thông báo với công ty về việc hưởng thừa kế và trở thành cổ đông sáng lập; công ty sẽ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do thay đổi thành viên sáng lập. Trường hợp người được hưởng thừa kế không muốn trở thành cổ đông sáng lập của công ty thì có thể chuyển nhượng số cổ phần trên cho các cổ đông sáng lập khác trong công ty hoặc cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu Đại hội đồng cổ đông Công ty chấp thuận.
Xem những bài viết liên quan:
Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mới nhất 2023
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành hợp đồng công chứng, chứng thực. 1. Hợp đồng tặng cho nhà, đất có bắt buộc công chứng không? Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đa...
Điều lệ của pháp nhân và trách nhiệm của pháp nhân
Pháp luật quy định điều lệ của pháp nhân cần có những nội dung gì? Luật sư tư vấn: Theo quy định tại Điều 77 của BLDS năm 2015 thì Điều lệ của pháp nhân cần có những nội dung sau: - Tên gọi của pháp nhân;...
Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
Hỏi: Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân của ông có đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh. Quan điểm về pháp nhân như vậy có đúng theo quy định pháp...
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào? Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưở...