Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


Nguồn pháp luật điều chỉnh và những vấn đề liên quan đến hợp đồng


 Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, thì pháp luật có liên quan là những văn bản pháp luật về thương mại, dân sự, cụ thể là Bộ Luật Dân sự (BLDS), Luật Thương mại (LTM), Luật Đầu tư, Luât doanh nghiệp … các văn bản pháp luật hướng dẫn các Luật nêu trên; Nghị định hướng dẫn LTM về mua bán hàng hoá, Nghị định quy định danh mục các mặt hàng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện hoặc cấm kinh doanh.

 

Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì kiến thức về thói quen thương mại, thông lệ, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các cam kết Quốc tế song phương, đa phương và cam kết trong khu vực của Việt Nam.

Pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của các bên cũng là những kiến thức và thông tin rất quan trọng liên quan trực tiếp đến nội dung cũng như tính hợp pháp, hợp lệ của hợp đồng. Những văn bản pháp luật có liên quan đến hình thức, nội dung, lĩnh vực của hợp đồng cũng đáng quan tâm.

Doanh nghiệp thường không bảo đảm các yếu tố sau khi soạn thảo hợp đồng:

– Hình thức của hợp đồng

Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó hợp đồng mới có hiệu lực pháp luật.

– Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng do các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Nhưng pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều cấm của luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

– Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.

– Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện

– Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.

+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Người nào có đủ năng lực hành vi dân sự thì mới được giao kết hợp đồng và hợp đồng đó mới có giá trị pháp lý. Bộ luật dân sự quy định rất rõ thế nào là Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người chưa đủ 18 tuổi/ người mắc bệnh như bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác gây ra tình trạng hạn chế hoặc mất năng lực hành vi thì khi giao kết, xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nào đó phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Quy định này nhằm bảo vệ các giao dịch khi được xác lập phải được xác lập bởi những người có đủ khả năng để tự nhân danh mình quyết định mọi hành vi của mình, đảm bảo không gây thiệt hại cho người khác.

+ Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân:

Theo quy định của BLDS thì năng lực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Cần phải xem xét thêm, doanh nghiệp/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào thì sẽ chịu thêm sự điều chỉnh của văn bản pháp luật của lĩnh vực đó, ví dụ pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, ngân hàng tín dụng, bảo hiểm …

 Quy định này có nghĩa rằng sự hình thành pháp nhân và được pháp luật công nhận thì pháp nhân đó có năng lực dân sự đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

+ Đại diện cho tổ chức/ pháp nhân và đại diện uỷ quyền

Đại diện cho tổ chức/pháp nhân thường được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.

Trên thực tế, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận trong một loạt các tài liệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của tổ chức đó, quyết định phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lãnh đạo và thành viên của doanh nghiệp và kể cả trong thông báo chào hàng v.v… Và những giấy tờ này, về nguyên tắc có giá trị hợp lệ để chứng minh cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức đối với các lãnh đạo và thành viên khác của tổ chức/doanh nghiệp đó.

Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải lưu tâm đặc biệt đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền, giấy ủy quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.

Luật sư dân sự Đà Nẵng



Xem những bài viết liên quan:

Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa soạn thảo như thế nào?

Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, v...


Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa nên có các điều khoản quan trọng sau: Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vai trò trong quy trình mua bán hàng h...


Mẫu Hợp đồng nguyên tắc Việt - Anh (Song ngữ) được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất

  SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness PRINCIPAL CONTRACT “Re: ……………..” Căn cứ Bộ luật Dân sự và Luật thương mại đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kh&oacute...


Mẫu hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thường xuất hiện trước những hợp đồng chính thức, nêu về mặt nguyên tắc các thỏa thuận sẽ được giao kết. Nó là hợp đồng được xem là cơ sở để đôi bên ký kết hợp đồng chính thức....


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb