Tách vụ án dân sự trong vụ án hình sự ra để giải quyết riêng


Điều 30 BLTTHS 2015 qui định: “… Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”. Theo qui định tại Điều 30 BLTTHS 2015 thì chỉ được tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đối với phần dân sự về vấn đề bồi thường, bồi hoàn, chưa bao hàm các nội dung đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng.

Khi tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì cũng cần xác định các vấn đề được tách là tất cả các vấn đề dân sự được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự.

Điều 30 BLTTHHS 2015 còn qui định về điều kiện tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự khi “chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự”. Theo hướng dẫn tại Mục 2 phần I công văn số 121/2003/KHXX của TANDTC thì chỉ được tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự khi đảm bảo đủ ba điều kiện sau:

(1) Khi có yêu cầu;

 (2) Nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo;

(3) Và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; b. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; c. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu, nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của tòa án nói riêng; d. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự.

 So với qui định tại Điều 30 BLTTHS 2015 thì công văn số 121/2003/KHXX đã qui định cụ thể hơn về các trường hợp được tách. Chủ thể bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thì đương nhiên họ cũng phải có quyền yêu cầu tách yêu cầu bồi thường của mình ra khỏi vụ án hình sự để khởi kiện trong một vụ án dân sự độc lập. Về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đã xác định có hành vi phạm tội xảy ra thì phải khởi tố, điều tra, truy tố xét xử theo đúng qui trình tố tụng nhưng về trách nhiệm dân sự thì cần phải tôn trọng quyền quyết định tự định đoạt của chính chủ thể bị thiệt hại, nếu họ đã nêu ra ý kiến không yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án cần tôn trọng ý kiến của họ.

Luật sư hình sự



Xem những bài viết liên quan:

Khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...


Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?

Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...


LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...


TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP

1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb